Ghi chú Triều_đại_Trung_Quốc

  1. Trong khi có những nỗ lực sau thành công của Cách mạng Tân Hợi nhằm khôi phục lại chế độ quân chủ và triều đại ở Trung Quốc, như Đế quốc Trung Hoa (1915–1916) and Phục hồi Mãn Châu (1917), tất cả đều đã thất bại trong việc củng cố nền cai trị và tính hợp pháp chính trị.[1][2] Tương tự, Mãn Châu quốc (1932-1945; chế độ quân chủ từ năm 1934), một quốc gia bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai với sự công nhận ngoại giao hạn chế, không được coi là một chính quyền hợp pháp[3]. Do vậy, các nhà sử học thường coi sự thoái vị của Phổ Nghi vào ngày 12 tháng 2 năm 1912 là sự kết thúc của chế độ quân chủ Trung Quốc.
  2. Thuật ngữ"vương quốc"có khả năng gây hiểu lầm vì không phải tất cả các nhà cai trị đều dùng danh hiệu vương. Ví du, quân chủ của Đông Ngô dùng danh xưng huángdì (皇帝; nghĩa là."hoàng đế") mặc dù vương quốc nảy được coi là một phần của"Tam Quốc". Tương tự, các quân chủ của Tây Tần, một trong"Ngũ Hồ thập lục quốc", dùng danh xưng wáng (王; tức"vương").
  3. Tên tiếng Việt và tiếng Trung được nêu ra là danh pháp lịch sử. Những điều này không nên nhầm lẫn với"quốc hiệu"guóhào chính thức của mỗi triều đại.
  4. 1 2 Tên chữ Hán được viết theo chữ Hán phồn thể. Một số tên gọi có thể có phiên bản đơn giản hóa hiện đang được sử dụng ở Trung Quốc đại lục. Ví dụ, tên của nhà Đông Hán được viết là"東漢 trong chữ hán phồn thể và là"东汉"trong chữ Hán giản thể.
  5. Trong khi Bính âm Hán ngữ là hình thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán phổ biến nhất, một số tác phẩm học thuật sử dụng hệ thống Wade–Giles, có thể khác nhau đáng kể trong cách đánh vần của một số từ nhất định.
  6. Tình trạng của một triều đại phụ thuộc vào tước hiệu chính của quốc vương tại bất kỳ thời điểm nào.
  7. Các vị vua được liệt kê là những người sáng lập trên thực tế của các triều đại. Tuy nhiên, thông thường các vị vua Trung Quốc sẽ truy tặng tôn hiệu cho các thành viên trước đó của gia đình. Chẳng hạn, khi Hậu Tấn được Thạch Kính Đường chính thức thành lập, bốn thành viên trước đó của gia tộc cầm quyền đã được truy tặng tôn hiệu, người cao nhất là Thạch Cảnh, được trao miếu hiệu làTĩnh Tổ (靖祖) và thụy hiệu là Hiếu An Hoàng Đế (孝安皇帝).
  8. 1 2 3 Niên đại của nhà Hạ, nhà Thươngnhà Tây Chu trước năm 841 TCN được trích dẫn từ Hạ Thương Chu đoạn đại công trình.
  9. 1 2 Tây Chu (西周) và Đông Chu (東周) được gọi chung là nhà Chu (周朝; Zhōu Cháo).[58]
  10. 1 2 3 Định nghĩa"Đế quốc Trung Quốc"dùng để chỉ nhà nước Trung Quốc dưới sự cai trị của các triều đại đế quốc khác nhau, đặc biệt là những nước đã thống nhất được Trung Quốc bản thổ.[38][39]
  11. 1 2 Tây Hán (西漢) và Đông Hán (東漢) được gọi chung là nhà Hán (漢朝; Hàn Cháo).[59]
  12. 1 2 Tây Tấn (西晉) và Đông Tấn (東晉) được gọi chung là nhà Tấn (晉朝; Jìn Cháo).[60]
  13. 1 2 3 Tên gọi nhà Tấn (晉朝) của họ Tư Mãnhà Kim (金朝) của họ Hoàn Nhan được viết giống nhau theo kiểu Bính âm Hán ngữ, mặc dù không có cùng chữ tiếng Hán.
  14. Nhà cai trị của Tiền Triệu ban đầu mang họ Luyên Đê (攣鞮).[61][62] song sau đó đã đổi sang họ Lưu (劉).
  15. Lan Hãn không phải là thành viên tộc Mộ Dung (慕容), sự lên ngôi của ông không phải là một sự truyền ngôi điển hình[63]
  16. 1 2 Yên Huệ Đế là người gốc Cao Câu Ly. Lúc đầu mang họ cao Gao (高), ông được gia tộc Mộ Dung (慕容) nhận nuôi [64]. Sự lên ngôi của ông không phải là một sự truyền ngôi điển hình.
  17. 1 2 Yên Huệ Đế có thể là quân chủ cuối cùng của Hậu Yên hoặc là người sáng lập Bắc Yên, tùy thuộc vào quan điểm của từng sử gia.[64]
  18. Tây Tần bị gián đoạn bởi Hậu Tần giữa năm 400 và 409. Lịch sử Trung Quốc không tạo ra sự khác biệt giữa vương quốc tồn tại trước năm 400 và vuong quốc được phục hồi. Tây Tần Cao Tổ vừa là người cai trị cuối cùng trước thời gian gián đoạn, vừa là người cai trị đầu tiên sau thời gian gián đoạn.
  19. 1 2 Tên gọi Hậu Lương (後涼) của họ Lã và Hậu Lương (後梁) của họ Chu được viết giống nhau theo kiểu Bính âm Hán ngữ, mặc dù không có cùng chữ tiếng Hán.
  20. 1 2 Đoàn Nghiệp là người gốc Hán. Sự lên ngôi của Lương Vũ Tuyên Đế không phải là một sự truyền ngôi điển hình[65]
  21. Gia tộc cai trị của Hồ Hạ lúc đầu mang họ Lưu (劉).[66] Hạ Vũ Liệt Đế sau đó đổi sang họ Hách Liên (赫連).[66]
  22. 1 2 Yên Huệ Đế là người gốc Cao Câu Ly. Lúc đầu mang họ Cao (高), ông được tộcMộ Dung (慕容) nhận nuôi.[64] Sự lên ngôi của Yên Văn Thành Đế không phải là một sự truyền ngôi điển hình.
  23. Gia tộc cai trị của Bắc Ngụy lúc đầu mang họ Thác Bạt (拓跋).[67] Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế sau đó đổi sang họ Nguyên (元).[67]
  24. Gia tộc cai trị của Tây Ngụy lúc đầu mang họ Nguyên (元). Tây Ngụy Cung Đế sau đó đổi về lại họ Thác Bạt (拓跋).[68]
  25. Gia tộc cai trị của nhà Tùy lúc đầu mang họ Dương (楊). Tây Ngụy sao đó ban tặng cho gia tộc này họ Phổ Lục Như (普六茹).[69] Tùy Văn Đế sau đó đổi về lại họ Dương.
  26. Nhà Đường bị gián đoạn bởi Võ Chu giữa năm 690 và 705. Lịch sử Trung Quốc không tạo ra sự khác biệt giữa vương quốc tồn tại trước năm 690 và vuong quốc được phục hồi. Đường Duệ Tông là người cai trị cuối cùng trước thời gian gián đoạn. Đường Trung Tông là người cai trị đầu tiên sau thời gian gián đoạn.
  27. Gia tộc cai trị của Hậu Đường lúc đầu mang họ Chu Da (朱邪).[70] Ông nội của Hậu Đường Trang Tông sau đó đổi sang họ Lý (李).[70]
  28. 1 2 Tên gọi Hậu Tấn (後晉) của họ Thạch và Hậu Kim (後金) của họ Ái Tân Giác La được viết giống nhau theo kiểu Bính âm Hán ngữ, mặc dù không có cùng chữ tiếng Hán.
  29. Hậu Chu Thế Tông, lúc đầu mang họ Sài (柴), là con nuôi của họ Quách (郭).[71]. Sự lên ngôi của ông không phải là một sự truyền ngôi điển hình.
  30. Chu Văn Tiến không phải là thành viên của họ Vương (王), sự lên ngôi của ông không phải là một sự truyền ngôi điển hình..[72]
  31. Gia tộc cai trị của Nam Đường lúc đâu mang họ Từ (徐).[73] Nam Đường Liệt Tổ đổi sang họ Lý (李).[73]
  32. 1 2 Khuất Xuất Luật là người gốc Naiman. Vì ông không phải là thành viên tộc Gia Luật (耶律), sự lên ngôi của ông không phải là một sự truyền ngôi điển hình.[74][75]
  33. 1 2 Bắc Tống (北宋) và Nam Tống (南宋) được gọi chung là nhà Tống (宋朝; Sòng Cháo).[76]
  34. Gia tộc cai trị của Tây Hạ lúc đầu mang họ Thác Bạt (拓跋).[77] Nhà Đườngnhà Tống ban cho quốc tính là Lý (李) và Triệu (趙). Tây Hạ Cảnh Tông sau đó đổi sang họ Ngôi Danh (嵬名).[77]
  35. Bắc Nguyên thường được coi là chấm dứt vào năm 1388 hoặc 1402 bởi giới viết sử Trung Quốc.[78][79] Tuy nhiên, một số sử gia cho rằng chính quyền Mông Cổ tồn tại từ năm 1388 hoặc 1402 cho tới năm 1635—được nhắc đến trong Minh sử là"Thát Đát"(韃靼)—là sự tiếp ngối của Bắc Nguyên.[80]
  36. Sự tồn tại và danh tính của Minh Kính Tông, được cho là trị vì từ năm 1646 tới 1664, vẫn còn gây tranh cãi. Do vậy, phần lớn sử gia coi Minh Chiêu Tông là quân chủ cuối cùng của Nam Minh dù vẫn còn tàn dư chính quyền nhà Minh ở tại đảo Đài Loan.
  37. Tên của tộc Nữ Chân được đổi thành"Mãn Châu"vào năm 1635 bởi Thanh Thái Tổ.[81][82]
  38. Nhà Thanh được tạm thời phục hồi vào giữa ngày 1 và 12 tháng 7 năm 1917. Phong trào này được lãnh đạo bởi Trương Huân nhằm khôi phục địa vị cho Tuyên Thống Đế.[2] Do tính chất thất bại của sự kiện, nó thường bị loại khỏi lịch sử nhà Thanh.
  39. Theo đề xuất của các học giả như Đàm Cơ Tương, phạm vi địa lý được đề cập trong nghiên cứu về địa lý lịch sử Trung Quốc phần lớn tương ứng với các vùng lãnh thổ do nhà Thanh cai trị trong thời kỳ đỉnh cao về mặt lãnh thổ giữa những năm 17501840, trước khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất bùng nổ.[83]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triều_đại_Trung_Quốc http://www.8794.cn/lishi/shijian/55356.html http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=478 http://www.360doc.com/content/19/1105/08/60669552_... http://news.ifeng.com/history/1/200709/0929_335_24... http://www.todayonhistory.com/people/201910/36697.... http://www.xinhuanet.com/local/2017-01/04/c_129431... http://www.chinapost.com.tw/commentary/the-china-p... http://ccs.ncl.edu.tw/newsletter_84/016_027.pdf https://kknews.cc/history/2vj832e.html https://kknews.cc/history/bb4gb6.html